Tác dụng của Đông trùng Hạ thảo đối với hệ tim mạch dựa trên dữ liệu nghiên cứu khoa học tin cậy

02/06/2022

Trái tim, hơn bất kỳ cơ quan nào khác của cơ thể, cần sự hoạt động bền bỉ và đều đặn. Rối loạn nhịp tim là tình trạng hoạt động bất thường trong các xung điện quản lý chuỗi bơm tim. Tim có thể đập quá nhanh hoặc quá chậm, đều đặn hoặc không đều. Tim có thể không bơm đủ máu đến cơ thể dẫn đến tổn thương não và các cơ quan khác. Cùng với tuổi tác, nguy cơ rối loạn nhịp tim tăng lên và tình trạng trở nên phổ biến hơn khi mọi người bước vào tuổi 50. Để chăm sóc người thân, cần hiểu đúng các tác dụng của Đông trùng Hạ thảo đối với hệ tim mạch và cân nhắc sử dụng phù hợp.

Tác dụng của Đông trùng Hạ thảo đối với hệ tim mạch

Tác dụng của Đông trùng Hạ thảo đối với hệ tim mạch

Đông trùng Hạ thảo làm giảm huyết áp cao

Các tài liệu nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung (the Journal of Alternative and Complementary Medicine) cho thấy sử dụng Đông trùng Hạ thảo có tác dụng làm giảm tình trạng cao huyết áp và điều hòa rối loạn nhịp tim, kéo dài thời gian tiềm ẩn và giảm thời gian của các cơn rối loạn nhịp tim [1]. Nghiên cứu của Ganxhon công bố rằng Đông trùng hạ thảo có tác dụng theo hướng tích cực để bảo vệ cơ thể trước các cuộc tấn công thiếu máu cục bộ và thiếu oxy [2].

Đông trùng Hạ thảo có tác dụng tốt với mạch vành

Các công trình nghiên cứu của Pelleg, Toda và Berne đã giải thích khả năng kiểm soát rối loạn nhịp tim của Đông trùng Hạ thảo là do sự hiện diện của adenosine, deoxyadenosine, các nucleotide và nucleoside thuộc nhóm adenosine có tác dụng tích cực đến tuần hoàn mạch vành và não [3, 4, 5].

Nhiều nghiên cứu trên những người mắc bệnh tim mãn tính được công bố trên Tạp chí Quản trị Y học Cổ truyền Trung Quốc cho thấy việc sử dụng Đông trùng Hạ thảo lâu dài kết hợp với các phương pháp điều trị thông thường giúp cải thiện đáng kể tình trạng thể chất nói chung, sức khỏe tâm thần, tình dục và chức năng tim, so với nhóm kiểm soát chỉ nhận được phương pháp điều trị thông thường [6].

Đông trùng Hạ thảo giúp tăng lưu lượng máu

Các nghiên cứu khác nhau được thực hiện bởi Chen và cộng sự đã chỉ ra rằng việc sử dụng Đông trùng Hạ thảo làm tăng lưu lượng máu trong mạch vành đến tim (giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim cấp tính), các mạch não (cải thiện trí nhớ, khả năng nhận thức và giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ) và trong các mạch ngoại vi (điều trị xơ vữa động mạch và biến chứng tiểu đường).

Ngoài ra, các nghiên cứu của Chen và cộng sự về tác dụng của Đông trùng Hạ thảo đối với hệ tim mạch còn cho thấy sự giãn nở của động mạch chủ và động mạch đùi trong khi điều trị bằng chiết xuất của Đông trùng Hạ thảo, nêu bật tiềm năng của nó trong điều trị thiếu máu cục bộ chi, là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật nam giới hiện nay [6].

Đặc biệt thú vị là sau khi sử dụng chiết xuất Đông trùng Hạ thảo, các nghiên cứu đã ghi nhận được mức giảm của sức cản mạch vành khoảng 49% và áp lực trong lòng mạch là 116%, dẫn đến tăng lưu lượng máu trong mạch lên 35% (mức tăng tối đa là 100% ). Sức cản mạch máu não đã giảm khoảng 75% [7].

Đông trùng Hạ thảo hỗ trợ bệnh nhân suy tim

Năm 1995, Chen đã nghiên cứu chiết xuất Đông trùng Hạ thảo trên 34 bệnh nhân bị suy tim mạn tính, sử dụng siêu âm tim để so sánh cung lượng tim của họ với nhóm đối chứng gồm 30 bệnh nhân được điều trị thông thường. Sau khi dùng Đông trùng Hạ thảo, cung lượng tim tăng 60% so với chỉ 25% trong nhóm đối chứng. Chiết xuất Đông trùng Hạ thảo vượt qua cả các chất chống tiểu cầu hiện đại, được coi là có triển vọng như các loại thuốc thông thường để điều trị cho bệnh tim – căn bệnh giết người nguy hiểm nhất [6].

Năm 1986, nghiên cứu của Lou và cộng sự đã quan sát thấy sự ức chế kết tập tiểu cầu bằng ADP và kolagene bằng cách bổ sung chiết xuất Đông trùng Hạ thảo [8].

Chiết xuất Đông trùng Hạ thảo lên men cho thấy tác dụng bảo vệ đối với những trường hợp thiếu máu cơ tim do pituitrina, thyroxine và noradrenaline gây ra. Dữ liệu này khuyến nghị rằng Đông trùng Hạ thảo có thể bảo vệ tim khỏi nhồi máu cơ tim cấp do căng thẳng. Nghiên cứu này đã bổ sung dữ liệu vào kết luận của Zhu năm 1998 rằng Đông trùng Hạ thảo làm giảm đáng kể nhu cầu oxy của cơ tim và có tác dụng chung trong vấn đề chống thiếu máu cục bộ [9].

Đông trùng Hạ thảo giúp giảm chứng rối loạn nhịp tim

Sự ổn định của tế bào giải thích tác dụng của Đông trùng Hạ thảo đối với rối loạn nhịp tim, cùng với các tác dụng đã biết của adenosine, làm giảm sự giải phóng các chất trung gian (tác nhân truyền tín hiệu) thông qua các thụ thể làm thư giãn các thành cơ trơn của động mạch và đường thở, làm tăng khả năng tiếp cận oxy.

Năm 1994, một thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành trên 38 bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn nhịp tim. Sau ba tháng được điều trị bằng Đông trùng Hạ thảo (3g/ngày), nhóm nghiên cứu thu được hai kết quả quan trọng. Một là, 24 bệnh nhân được điều trị thành công chứng rối loạn nhịp tim thất, đạt tỉ lệ 83%. Hai là, tỷ lệ thành công điều trị rối loạn nhịp thất ghi nhận được trên 10 bệnh nhân, đạt tỉ lệ 80% [10].

Tài liệu tham khảo

  1. Zhu, JS. et al. The scientific rediscovery of a precious ancient Chinese herbal regimen: Cordyceps sinensis. Part II. Journal of Alternative and Complementary Medicine. 1998, 4(4), 429–457.
  2. Ganxhon, L. et al. The essentials of traditional Chinese herbal medicine (5th edition). USA: Foreign Language Press, 2003.
  3. Pelleg, A. et al. The pharmacology of adenosine. Pharmacotherapy 10: 157-174, 1990.
  4. Toda, N. et al. Response to adenine nucleotides and related compounds of isolated dog cereberal, coronary and mesenteric arteries. Blood Vessels 19: 226-236 1982.
  5. Berne, R.M. The role of Adenosine in the regulation of coronary blood flow. Circ. Res. 47: 807-813, 1980.
  6. Chen D.G. Effects of JinShuiBao Capsule on the Quality of Life of Patients with Heart Failure. Journal of Administration of Traditional Chinese Medicine 5 (1995): 40-43.
  7. Feng, Y.M. et al. Studies on the structure and function of transferrin: 1. Isolation and purification of pig serum transferrin and its application in serum-free cell cultures. Acta Biochim. Biophys. Sin. 19,322-327.
  8. Lou, Y et al. Cardiovascular pharmacological studies of extracts of Cordyceps mycelia and Cordyceps enzyme solution. Chinese traditional and herbal medicines, 1968, 17 (5) :17-21, 209-213.
  9. Zhu, J. et al. The Scientific Rediscovery of an Ancient Chinese Herbal Medicine: Cordyceps sinensis. The Journal Of Alternative And Complementary Medicine [part 1] Volume 4, Number 3, 1998, pp. 289—303 [part 2] Volume 4, Number 4, 1998, pp. 429 – 457.
  10. Jiang H et al. Activation of phospholipase C4 by heterotrimeric GTP-binding proteins. J Biol Chem, 1994, 269: 7593-7596.

Tác giả bài viết

Bài viết được tổng hợp bởi cordysen.co.nz dựa trên các công bố khoa học uy tín. Lược dịch bởi Nhóm nghiên cứu Đông trùng Hạ thảo CordyHappy, Viện Khoa học Sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.